Đứng lâu hay liên tục phải đứng không chỉ gây mệt mỏi mà còn có nguy cơ rất mắc các bệnh như thoái hoá khớp, giãn tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch, tắc động mạch phổi...
Phù chân vì đứng quá nhiều
Xét ở khía cạnh nào đó thì đứng cũng giúp tăng cường sức khoẻ, nhất là đối với người thường xuyên phải ngồi một chỗ. Tuy nhiên, đứng quá nhiều cũng ổất có hại cho cơ thể, đặc biệt là đối với hệ thống tĩnh mạch.
Đặc thù công việc bắt buộc chị Thu Hà giáo viên của một trường tiểu học ở Thanh Hoá phải đứng nhiều trên bục giảng. Vào nghề mới được 6 năm nhưng chị đã có dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch.
Vừa ra trường chị Hà tình nguyện đến một huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa dạy cái chữ cho những trẻ em nghèo. Vừa truyền thụ kiến thức vừa phải dạy tiếng phổ thông, công việc nặng gấp đôi.
Vì phải đứng nhiều nên chị hay bị mỏi chân, nặng chân, đau mỏi hoặc căng nặng bắp vế. Vào buổi tối, mắt cá chân còn bị sưng và luôn có cảm giác như chuột rút ở bắp chân, tê như kiến bò và ngứa ở bàn chân. Nghĩ rằng đó là những triệu chứng bình thường do thiếu canxi, hơn nữa, việc mua thuốc ở đây cũng không tiện nên chị Hà cũng không chú ý nhiều. Càng ngày, các triệu chứng này tăng lên nhất là khi đứng lâu, tuy nhiên lại giảm đi khi nằm gác chân lên cao. Không chỉ vậy, tay chân chị có những đường gân xanh nổi trên da, nhiều vết thâm tím, cổ chân hay bị đau có vết chàm.
Sau 5 năm công tác trên miền núi, vì điều kiện sức khỏe, chị xin chuyển về thành phố mong bệnh sẽ thuyên giảm.
Thời gian gần đây, hai chân chị sưng phù, nóng, đỏ, càng đứng lâu bắp vế càng đau, chuột rút về đêm nặng và thường xuyên hơn, đặc biệt khi thời tiết âm áp và trong chu kỳ kinh nguyệt. Cho đến khi mạch máu nổi li ti ở chân, chị mới đi khám và bác sĩ kết luận chị bị viêm tắc tĩnh mạch.
Theo bác sĩ Lê Thị Phương Huệ, Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn thì bệnh tĩnh mạch thường không khó để phát hiện và cũng rất dễ điều trị. Tuy nhiên, không chữa kịp thời bệnh có thể gây tàn tật hoặc biến chứng đe dọa cuộc sống. Bởi vì nếu để lâu năm thì toàn bộ hệ thống tĩnh mạch sẽ bị giãn to, gây ra những vết loét lâu lành, nhiễm trùng, rỉ dịch hoặc chảy máu ở bàn chân, cẳng chân, nguy hiểm nhất là tạo thành cục máu đông trong tĩnh mạch.
Đứng lâu hay đi nhiều không chỉ gây mệt mỏi mà còn có nguy cơ rất mắc các bệnh như thoái hoá khớp, giãn tĩnh mạch... Ảnh minh họa
Hạn chế đứng liên tục hàng giờ
Không chỉ giáo viên mà còn rất nhiều người phải làm việc ở tư thế đứng nhiều hơn ngồi như nhân viên lễ tân, tiếp thị, chạy bàn, bán hàng, thu ngân... có thể phải đối mặt với những bệnh gây ra dođứng nhiều. Đứng lâu một chỗ nghe có vẻ đơn giản, vô hại nhưng thực tế lại mang đến rất nhiều hậu quả.
Bác sĩ Huệ cho biết, với người bình thường khi phải đứng hàng giờ liền có thể khiến đôi chân bị đau, sưng phù, có những vết tấy đỏ, cứng các khớp, thậm chí có thể đau lưng, đau cổ. Với những người làm việc ở tư thế này lâu năm thì nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chân, đau gân gót… hoàn toàn có thể xảy ra, trong đó, suy giãn tĩnh mạch chân được coi là bệnh dễ mắc nhất.
Ngày nay, tỷ lệ người bị suy giãn tĩnh mạch chân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân đều không biết mình mắc bệnh, không điều trị kịp thời để đến khi bệnh tiến triển nặng, rất khó chữa.
Suy giãn tĩnh mạch mãn là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành. Thông thường nó sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của các mạch máu, làm máu ứ trệ trong lòng tĩnh mạch và gặp nhiều khó khăn khi tuần hoàn về tim. Chính điều đó làm cho đôi chân sưng lên và hình thành các cục máu đông trong các tĩnh mạch, nguy hiểm hơn là những cục máu đông này có thể theo máu về tim gây tắc động mạch phổi, dẫn đến tử vong.
Giãn tĩnh mạch thường không có triệu chứng, chỉ khi đứng nhiều bệnh nhân mới có cảm giác nóng, rát, đau. Loại suy giãn tĩnh mạch này không khó điều trị chỉ cần tập thể dục đúng cách sẽ hạn chế sự phát triển của bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch mạn tính có triệu chứng gồm chân sưng to, đau, màu da biến đổi thành màu thâm. Cơn đau thường nhiều hơn vào thời tiết ấm và trong chu kỳ kinh nguyệt. Việc điều trị suy giảm tĩnh mạch mạn tính nhằm cải thiện dòng máu trở về tim và giảm thoát dịch ra khỏi tĩnh mạch.
Afamily
Post a Comment
Chú ý:
- Nhận xét nên viết tiếng việt có dấu.
- Cảm ơn bạn đã đọc bài viết tại www.hannavn.com