Gần đây, hết tin tồn có đỉa trong sữa, rồi bim bim… Giờ trên các trang mạng xã hội và trên các diễn đàn lại râm ran tin đồn trong mỳ gói có đỉa. Người tiêu dùng hoang mang, còn các chuyên gia và doanh nghiệp e ngại đây là chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh.
Thông tin sữa, bánh snack, dưa hấu… có chứa đỉa lắng xuống chưa lâu thì việc dấy lên tin đồn có đỉa trong mỳ tôm lại một lần nữa khiến người tiêu dùng xôn xao.
Trên một diễn đàn, thành viên có nickname Hienthuong09 than thở: “Đến mỳ gói mà có đỉa nữa thì chịu rồi, món chính của sinh viên đấy, thế này biết ăn gì thay cơm”.
Chị Nguyễn Thanh Tâm, chủ cửa hàng tạp hóa ở ngõ 175 Xuân Thủy (Cầu Giấy) cho biết: “Thời gian này khách hàng đến mua hàng hay nói chuyện là sữa, bim bim có đỉa và hỏi tôi chuyện đó có thật không?”
“Nhiều người hoang mang bởi những mặt hàng dính tin đồn có đỉa đều là những mặt hàng thiết yếu mà người dẫn vẫn thường sử dụng hàng ngày”, chị Tâm chia sẻ.
Bên cạnh tâm lí hoang mang thì vẫn có những người không hề tin vào đồn thổi. “Thông tin sữa có đỉa rộ trên facebook một thời gian rồi sau đó đã được bác bỏ, lần này chắc cũng thế, mình cũng không tin là đỉa có thể tồn tại được trong môi trường đóng gói khô như mì tôm”, chị Thu Thủy (Nhân Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm) cho biết.
Trên thực tế, sau mỗi lần có tin đồn có đỉa, các cơ quan chức năng đều đã vào cuộc, tìm hiểu và điều tra.
Về tin đồn có đỉa trong các loại thực phẩm, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết đã lấy mẫu kiểm tra, lấy ý kiến nhiều nhà khoa học trong ngành và đưa ra kết luận: “Với quy trình nghiêm ngặt, khép kín, các sản phẩm sữa được xử lý ở nhiệt độ cao sẽ không có sinh vật nào tồn tại được bao gồm cả đỉa, ký sinh trùng…
Cạnh tranh không lành mạnh?
Trước tin đồn mỳ tôm có đỉa, TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm (trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) - cho rằng: Người tiêu dùng cần cảnh giác không nên vội tin vào những tin đồn thất thiệt như thế. Thực tế trước đó cũng đã có tin đồn trong sữa có đỉa và đã bị các cơ quan y tế bác bỏ.
“Không thể có chuyện có đỉa trong mỳ gói được vì thực chất đỉa chỉ tồn tại trong môi trường ruộng đất ẩm, còn nếu đã trải qua quy trình chế biến, với các công đoạn hấp, sấy, chiên… lên đến hàng trăm, ngàn độ C thì đỉa không thể sống được trong sản phẩm mỳ”.
Ông Thịnh nhấn mạnh, với dây chuyền sản xuất mỳ gói của các doanh nghiệp mà ông được biết thì không chỉ đỉa mà các loại vi sinh vật khác cũng không thể tồn tại được. Điều đó là hoàn toàn phi lí và nhảm nhí.
Theo ông Thịnh, người tiêu dùng cần là những người thông thái và tỉnh táo suy xét trước khi bị những tin đồn thất thiệt cuốn vào vòng xoáy. Nếu chỉ là những tin đồn tràn làn trên mạng mà không có sự kiểm chứng của các cơ quan chức năng thì không thể có cơ sở để tin cậy được.
“Những tin đồn như thế này mặc dù được bác bỏ song nó sẽ tác động không ít đến tâm lí người tiêu dùng, điều này sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm này. Người tiêu dùng nên chọn những sản phẩm của những hãng uy tín, có thương hiệu để yên tâm hơn khi sử dụng”, ông Thịnh cho biết.
Tin đồn mỳ gói có chứa đỉa cũng đã khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành sản xuất mỳ một phen lao đao. Đại diện một DN sản xuất mỳ gói cho biết: “Thời gian vừa qua, xuất hiện nhiều tin đồn các mặt hàng thực phẩm có chứa sinh vật lạ nghi là đỉa, gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng. Mới đây, ngành hàng mỳ ăn liền cũng bị tin đồn như thế.
“Chúng tôi khẳng định đây chỉ là những tin đồn thất thiệt. Với quy trình sản xuất mì ăn liền khép kín, công đoạn chiên và hấp ở nhiệt độ rất cao, còn khi sử dụng phải chế nước sôi đến 100 độ C thì không có sinh vật hay ấu trùng nào có thể sống được".
Phần lớn những tin đồn thất thiệt này chỉ lan tràn trên các trang mạng xã hội nên không có được những chứng cớ xác thực. Tuy nhiên, điều nhìn thấy rõ nhất sau những tin đồn thất thiệt này là ngành sản xuất mì gói trong nước bị ảnh hưởng không nhỏ.
Đồng tình với các quan điểm trên, ông Nguyễn Lân Hùng (Chủ tịch Hội các ngành sinh vật học Việt Nam) mới đây cũng đã khẳng định rằng người tiêu dùng không nên tin vào những tin đồn đỉa có trong sữa, trong bim bim hay những thứ khác.
Theo ông Nguyễn Lân Hùng thì những thông tin dạng như thế này cần phải kiểm tra ngay nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường, người tiêu dùng và sản xuất. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, không thể loại trừ những thông tin này xuất phát từ yếu tố cạnh trang không lành mạnh, là chiêu trò trong kinh doanh.
Ông Hùng khuyên: Người dân không nên quá hoang mang, tin ngay vào những lời đồn đại, kể lại mà nên trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết nhất định. Các cơ quan chức năng cũng cần phát đi thông điệp cho rằng đây là tin đồn thất thiệt nhằm phá hoại nền kinh tế, gây mất ổn định xã hội. Trên thực tế, đã có những trường hợp bị xử phạt liên quan đến cạnh trang không lành mạnh, thậm chí là làm
Theo VEF
Post a Comment
Chú ý:
- Nhận xét nên viết tiếng việt có dấu.
- Cảm ơn bạn đã đọc bài viết tại www.hannavn.com