Cách đây 2 tháng, vào một ngày đen tối, blog của tôi bị quá tải lưu lượng sử dụng RAM và CPU buộc lòng tôi phải chuyển sang host mới! Chủ quan, ỷ y mọi thứ vẫn nguyên vẹn như ở host cũ nên tôi cũng chẳng bận tâm kiểm tra lại hệ thống, blog chạy lại được là mừng lắm rồi…!!!
Thế rồi traffic đột ngột giảm mạnh (chỉ còn 50% so với khi dùng host cũ), tôi cũng cảm thấy lạ nhưng rồi lại tự an ủi mình: Thiên hạ cũng bị giống mình, với lại mình vừa chuyển sang host nước ngoài chắc bị ảnh hưởng theo. => không mảy may lo lắng, kiếm tra…
Thế rồi, cách đây 1 tuần, chẳng biết trời xui đất khiến thế nào mà tôi lại đăng nhập vào tài khoản Google Webmaster Tools! Tôi tá hỏa nhận ra rằng blog của mình đang “bị bệnh” rất nặng! Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng giảm traffic đột ngột là do sitemap không cập nhật, số lượng URL mà Google indexed chỉ đạt 1/5 tổng số lượng URL thực tế. Quay lại kiểm tra hệ thống quản trị blog mới phát hiện plugins XML Sitemaps bị lỗi deactivated.
Tôi lập tức “bốc thuốc kê toa” cho blog, thế là chỉ sau 2 ngày blog của tôi đã lành bệnh, sung sức trở lại, rank tăng vù vù!
—
Tôi cũng xin chia sẻ với các bạn một số thông tin về “căn bệnh” cũng như “bài thuốc” đặc trị mà tôi đã áp dụng cho blog của tôi:
Triệu chứng bệnh: website của bạn bị giảm traffic bất thường, đặc biệt là pageviews, tỷ lệ pages/visit cũng giảm
Chuẩn đoán và Chữa trị:
- Kiểm tra hệ thống hosting, nếu gặp tình trạng thường xuyên thiếu băng thông hoặc tràn bộ nhớ, CPU thì phải liên hệ với nhà cung cấp để tiến hành nâng cấp dịch vụ.
- Kiểm tra hệ thống quản trị website, đặc biệt là 2 file sitemap và robot.txt bởi vì 2 file này liên quan đến việc Google sẽ index nội dung website của bạn thế nào! Nếu gặp lỗi hoặc chưa cập nhật thì phải tiến hành làm mới ngay.
- Vào hệ quản trị Google Webmaster Tools để kiểm tra sức khỏe cho website, các khâu kiểm tra bao gồm:
Lỗi index (Crawl Errors)
Thông thường những lỗi Soft 404 và Not found là những lỗi nhẹ, nếu thấy xuất hiện Site error và Server error thì phải tiến hành sữa lỗi ngay.
Số lượng truy vấn (Search queries)
Xem xét biểu đồ về Search queries và số lượng impressions, clicks để đánh giá mức độ SEO của website
Sơ đồ website (Sitemap)
Tôi đã gặp lỗi này, cực kỳ nặng: Nếu bạn thấy 2 cột màu xanh và màu đỏ có sự chênh lệch con số càng lớn thì chứng tỏ lỗi càng nặng! Cột màu xanh đại diện cho số lượng liên kết (url) trong sitemap đã được submitted, cột màu đỏ đại diện cho số lượng liên kết của website được Google nhận diện. Mà Google nhận diện càng ít thì traffic sẽ càng giảm là chuyện dễ hiểu.
Do vậy nếu bạn thấy cột màu đỏ quá thấp thì phải lập tức rebuild lại sitemap và resubmit nó ngay bằng cách vào mụcOptimization => Sitemaps
Cấu hình Sitemap
Bài thuốc cuối cùng khá công hiệu đó là cài đặt chế độ thông báo lỗi tự động qua email! Tuy nhiên phải nhớ check email thường xuyên đấy nhé!
Kể đến đây chắc một số anh em blogger, webmaster cũng đã hiểu được căn nguyên của vấn đề! Và tôi cũng đã rút ra được một bài học để đời: “Phải kiểm tra sức khỏe định kỳ cho
Website nếu muốn đứa con tinh thần của mình thực sự khỏe mạnh!” :D
—
Chúc bạn thành công!
giải pháp số
Post a Comment
Chú ý:
- Nhận xét nên viết tiếng việt có dấu.
- Cảm ơn bạn đã đọc bài viết tại www.hannavn.com