1. Tôi choáng váng. Như một tiếng sét đánh ngang tai. ở cái bưu điện nhỏ cách thành phố ngót một ngày đường ô tô, tôi nhận được điện thoại của mẹ tôi. Bà bảo rằng : ''Mày đừng tơ tưởng nữa. Nó đã lấy chồng!'' Bà cúp máy. Và thế giới quanh tôi sụp đổ.
*
Khi buồn, những thằng con trai thường tìm đến rượu. Nhưng tôi không biết uống. Thực ra thì không thích. Tôi biết rằng, nếu chỉ ''hơi thích'' thôi thì tôi đã là một thằng uống ruợu rất giỏi, thậm chí hơn cả nghiện. Đấy, con người tôi là như thế. Lao đầu ngay vào những gì mình thích và thường thì chẳng bao giờ chịu ''về nhì'' trong một cuộc chơi. Tỉ như chuyện hút thuốc lá. Biết rằng xã hội lên án, gia đình, người thân khó chịu, thế mà tôi vẫn hút. Một lần, ở cửa khẩu Cổng Trắng Lạng Sơn, tôi mặc một bộ quần áo màu ghi, đi lại, thăm thú rất tự nhiên, mặt mũi hình như có nét giống với người địa phương nên người ta lầm tưởng là dân Trung Quốc. Vào một cửa hàng bán đồ điện, người ta chào ''nỉ hảo'' rồi rút thuốc ra mời. Cách mời thuốc của người Trung Hoa rất lạ, họ không chìa cả bao thuốc ra mà chỉ rút lấy một điếu, trân trọng nhưng dứt khoát đưa về phía người khách. Tôi bảo mình là người Việt Nam và không hút thuốc lá. Hình như anh ta biết tiếng Việt. Trong ánh mắt anh ta có một chút ngạo mạn và khó chịu. Thế là tôi vồ lấy bao thuốc. Cho đến khi nghe nhàm chán những lời răn đe của bố mẹ về hút thuốc lá thì với tôi thuốc đã là một người bạn. Thân thiết hơn người yêu rất nhiều. Đó là lý do tại sao tôi cứ lờ đi trước những ánh mắt của các cô bạn cùng lớp. Với những thằng bạn đua đòi thì ba điếu thuốc trong một ngày thời kỳ tập hút đã làm chúng lộn mửa. Với những thầy giáo ở khoa thì một buổi đứng lớp họ hút ba điếu, người giỏi ra thì ba ngày họ hút hết một bao, người nghiện nữa thì một ngày một bao. Tôi hút ngay một ngày ba bao. Đều đặn như thế bởi thấy thích. Rất thích. Và rất may là tôi biết kiếm ra những đồng tiền trong sạch nên chẳng phải ngửa tay xin ai cả. Rồi đến một lần chờ bay ở sân Nội Bài. Thèm thuốc quá, trong túi lại là một bao ''Davidoff'' rất thơm, nhìn quanh chẳng thấy phòng hút thuốc nào, thế là tôi châm lửa đại. Một cô tiếp viên xinh đẹp bước lại. Cô ta dành cho tôi những từ ngữ rất lịch sự nhưng không dễ chịu chút nào. Thế là ngượng, là chán và cảm thấy không thích thuốc nữa. Thế là bỏ, dễ dàng, mặc dù tôi đã hứa với mẹ rằng ''khi nào lấy vợ con bỏ thuốc''. Mất đi một người bạn và tôi được vài ba cân thịt đắp vào người.
*
Khi buồn, những thằng con trai thường tìm đến rượu. Nhưng tôi không biết uống. Thực ra thì không thích. Tôi biết rằng, nếu chỉ ''hơi thích'' thôi thì tôi đã là một thằng uống ruợu rất giỏi, thậm chí hơn cả nghiện. Đấy, con người tôi là như thế. Lao đầu ngay vào những gì mình thích và thường thì chẳng bao giờ chịu ''về nhì'' trong một cuộc chơi. Tỉ như chuyện hút thuốc lá. Biết rằng xã hội lên án, gia đình, người thân khó chịu, thế mà tôi vẫn hút. Một lần, ở cửa khẩu Cổng Trắng Lạng Sơn, tôi mặc một bộ quần áo màu ghi, đi lại, thăm thú rất tự nhiên, mặt mũi hình như có nét giống với người địa phương nên người ta lầm tưởng là dân Trung Quốc. Vào một cửa hàng bán đồ điện, người ta chào ''nỉ hảo'' rồi rút thuốc ra mời. Cách mời thuốc của người Trung Hoa rất lạ, họ không chìa cả bao thuốc ra mà chỉ rút lấy một điếu, trân trọng nhưng dứt khoát đưa về phía người khách. Tôi bảo mình là người Việt Nam và không hút thuốc lá. Hình như anh ta biết tiếng Việt. Trong ánh mắt anh ta có một chút ngạo mạn và khó chịu. Thế là tôi vồ lấy bao thuốc. Cho đến khi nghe nhàm chán những lời răn đe của bố mẹ về hút thuốc lá thì với tôi thuốc đã là một người bạn. Thân thiết hơn người yêu rất nhiều. Đó là lý do tại sao tôi cứ lờ đi trước những ánh mắt của các cô bạn cùng lớp. Với những thằng bạn đua đòi thì ba điếu thuốc trong một ngày thời kỳ tập hút đã làm chúng lộn mửa. Với những thầy giáo ở khoa thì một buổi đứng lớp họ hút ba điếu, người giỏi ra thì ba ngày họ hút hết một bao, người nghiện nữa thì một ngày một bao. Tôi hút ngay một ngày ba bao. Đều đặn như thế bởi thấy thích. Rất thích. Và rất may là tôi biết kiếm ra những đồng tiền trong sạch nên chẳng phải ngửa tay xin ai cả. Rồi đến một lần chờ bay ở sân Nội Bài. Thèm thuốc quá, trong túi lại là một bao ''Davidoff'' rất thơm, nhìn quanh chẳng thấy phòng hút thuốc nào, thế là tôi châm lửa đại. Một cô tiếp viên xinh đẹp bước lại. Cô ta dành cho tôi những từ ngữ rất lịch sự nhưng không dễ chịu chút nào. Thế là ngượng, là chán và cảm thấy không thích thuốc nữa. Thế là bỏ, dễ dàng, mặc dù tôi đã hứa với mẹ rằng ''khi nào lấy vợ con bỏ thuốc''. Mất đi một người bạn và tôi được vài ba cân thịt đắp vào người.
2. Tối nay, tôi lại mất đi một người bạn nữa.
Hơn cả một nỗi buồn. Có lẽ là một niềm đau trong tim đầu tiên của tôi thời trai trẻ. Làm gì để kéo mình ra khỏi sự hụt hẫng ghê gớm này. Phải, gào toáng lên! Có một quán karaoke đối diện bưu điện. Ba em mắt xanh mỏ đỏ lườm nguýt sém mi mày rồi phụng phịu ra khỏi phòng. Tôi chỉ cần một cái bụng chứa đầy rượu trước khi trở về nhà để nói với thằng em rể rằng tôi đã bị ''đá''. Và tôi cũng biết say. Tôi đã hát đi hát lại bài ''Bóng cây kơ nia'' bảy lần rồi. Em rể tôi làm việc ở nơi có nhiều cây kơ nia như thế. Đó cũng là nơi ở của một người con gái tưởng chừng đã là vợ tôi.
Tôi về quê ăn cưới con em vợ của anh ta, nó là em con dì ruột. ở bữa cơm ''lại mặt'', em rể hỏi: ''Có nhắn gì cho cô em không ? Ngày kia tôi đi''. Tôi hỏi, em nào ? ''Em mà bố anh định cưới cho anh đấy!'' Tôi thở hắt ra, tim đập thình thịch. Ôi Chúa ơi! Em rể đã nhắc tôi một chuyện hệ trọng trong đời mà tôi quên khuấy. Tôi lặng lẽ biến đi trong bữa cơm để tìm về với miền cảm xúc. Những ngày qua quả là đã làm trái tim của tôi hơi dao động. Em tôi, đứa em tôi thương nhất đã lấy chồng, một thầy giáo dạy văn huyện. Bạn bè nó, trong đó có cả bạn bè tôi chơi vào những lần về quê thời niên thiếu, đều đã lập gia đình hoặc có nơi có chốn. Chúng hỏi tôi, mày thế nào, cưới có mời chúng tao ra Hà Nội không, ngày xưa mày ao ước đẻ nhiều con lắm, giờ có sợ nhà nước kỷ luật không... Vân vân và vân vân. Những câu hỏi ấy dồn tôi về những kỷ niệm thời niên thiếu. Thời xưa, Triệu Vân đã trả lời Lưu Bị và Khổng Minh khi họ định cưới vợ cho mình rằng : “Làm đại trượng phu ở đời, chỉ lo công danh sự nghiệp không lập được chứ lo gì chuyện lập gia đình”. Tôi tôn thờ Triệu Văn, cả Mã Siêu nữa, tôi thấy ở họ những nét tài năng, khí phách và lòng dũng cảm, đồng cảm với tính cách của mình. Tôi nghiện Tam Quốc. Nhưng không phải vì thế mà hoài cổ. Cái chính là phải biết chắt lọc những tinh hoa của người xưa để vận dụng và thế hệ mình sống. Bây giờ, tôi hâm mộ Beckham. Chỉ là tài năng thôi. Tôi chưa đủ can đảm để cạo trọc đầu như Beck mong rằng mình có thể đi trước thời đại. Em tôi, bạn bè tôi vẫn nhìn tôi bằng con mắt như thế. Nhưng hình như bây giờ họ đã bắt đầu ái ngại. Tôi vẫn là tôi như thế thôi, người ta bảo rằng mình lập dị cũng được, khô khan cũng được, thiếu duyên “sát gái” cũng được. Sau những câu nói ấy tôi cũng chẳng phảng phất một nỗi buồn nào. Tôi có công việc để luôn luôn bận rộn. Thế mà buổi tối nay, chỉ vì một câu hỏi vô tình thôi, cộng với ngoại cảnh cưới xin rôm rả ấy, tôi đã hóa thành thế này. Có nỗi đau nào giống nỗi đau của tôi không. Một năm qua, tôi đã phải nghiến răng để quên em đi. Nhưng bây giờ thì không thể được nữa. Tôi đã mất em và càng nhớ về em đau nhói cả trái tim, nhưng muộn mất rồi.
Hơn cả một nỗi buồn. Có lẽ là một niềm đau trong tim đầu tiên của tôi thời trai trẻ. Làm gì để kéo mình ra khỏi sự hụt hẫng ghê gớm này. Phải, gào toáng lên! Có một quán karaoke đối diện bưu điện. Ba em mắt xanh mỏ đỏ lườm nguýt sém mi mày rồi phụng phịu ra khỏi phòng. Tôi chỉ cần một cái bụng chứa đầy rượu trước khi trở về nhà để nói với thằng em rể rằng tôi đã bị ''đá''. Và tôi cũng biết say. Tôi đã hát đi hát lại bài ''Bóng cây kơ nia'' bảy lần rồi. Em rể tôi làm việc ở nơi có nhiều cây kơ nia như thế. Đó cũng là nơi ở của một người con gái tưởng chừng đã là vợ tôi.
Tôi về quê ăn cưới con em vợ của anh ta, nó là em con dì ruột. ở bữa cơm ''lại mặt'', em rể hỏi: ''Có nhắn gì cho cô em không ? Ngày kia tôi đi''. Tôi hỏi, em nào ? ''Em mà bố anh định cưới cho anh đấy!'' Tôi thở hắt ra, tim đập thình thịch. Ôi Chúa ơi! Em rể đã nhắc tôi một chuyện hệ trọng trong đời mà tôi quên khuấy. Tôi lặng lẽ biến đi trong bữa cơm để tìm về với miền cảm xúc. Những ngày qua quả là đã làm trái tim của tôi hơi dao động. Em tôi, đứa em tôi thương nhất đã lấy chồng, một thầy giáo dạy văn huyện. Bạn bè nó, trong đó có cả bạn bè tôi chơi vào những lần về quê thời niên thiếu, đều đã lập gia đình hoặc có nơi có chốn. Chúng hỏi tôi, mày thế nào, cưới có mời chúng tao ra Hà Nội không, ngày xưa mày ao ước đẻ nhiều con lắm, giờ có sợ nhà nước kỷ luật không... Vân vân và vân vân. Những câu hỏi ấy dồn tôi về những kỷ niệm thời niên thiếu. Thời xưa, Triệu Vân đã trả lời Lưu Bị và Khổng Minh khi họ định cưới vợ cho mình rằng : “Làm đại trượng phu ở đời, chỉ lo công danh sự nghiệp không lập được chứ lo gì chuyện lập gia đình”. Tôi tôn thờ Triệu Văn, cả Mã Siêu nữa, tôi thấy ở họ những nét tài năng, khí phách và lòng dũng cảm, đồng cảm với tính cách của mình. Tôi nghiện Tam Quốc. Nhưng không phải vì thế mà hoài cổ. Cái chính là phải biết chắt lọc những tinh hoa của người xưa để vận dụng và thế hệ mình sống. Bây giờ, tôi hâm mộ Beckham. Chỉ là tài năng thôi. Tôi chưa đủ can đảm để cạo trọc đầu như Beck mong rằng mình có thể đi trước thời đại. Em tôi, bạn bè tôi vẫn nhìn tôi bằng con mắt như thế. Nhưng hình như bây giờ họ đã bắt đầu ái ngại. Tôi vẫn là tôi như thế thôi, người ta bảo rằng mình lập dị cũng được, khô khan cũng được, thiếu duyên “sát gái” cũng được. Sau những câu nói ấy tôi cũng chẳng phảng phất một nỗi buồn nào. Tôi có công việc để luôn luôn bận rộn. Thế mà buổi tối nay, chỉ vì một câu hỏi vô tình thôi, cộng với ngoại cảnh cưới xin rôm rả ấy, tôi đã hóa thành thế này. Có nỗi đau nào giống nỗi đau của tôi không. Một năm qua, tôi đã phải nghiến răng để quên em đi. Nhưng bây giờ thì không thể được nữa. Tôi đã mất em và càng nhớ về em đau nhói cả trái tim, nhưng muộn mất rồi.
3. Chuyện xảy ra trong một bữa ăn cách đây một năm. Em rể nghỉ việc lái xe ra Hà Nội xây thêm nhà cho gia đình tôi. Xây để ở thôi chứ chẳng phải cho thuê mướn kinh doanh gì. Sau một thời gian đi công tác Tây Nguyên, bố tôi mang về cho gia đình, trừ tôi ra, một niềm hứng khởi : Ông tìm thấy một cô gái! Cả đoàn cán bộ ấy cứ khen rằng chưa gặp một ai xinh đẹp nết na như vậy. Được biết là cô ta chưa có chồng, hoàn cảnh cuộc sống xung quanh lại tương đối lạc hậu, ai cũng muốn cưới cô ta về cho người thân của mình : anh con ông bác, em út đằng nhà vợ, em cậu ruột mới đi nước ngoài về... Bố tôi là “sếp” nên bảo : “để cho con trai anh!”. Thế là họ trêu nhau, dần dà thành sự thật. Cô ta gọi bố tôi bằng “bố”, bố tôi gọi cô ta bằng “con”, mọi người xung quanh vun vào. Về nhà, bố tôi vận động hành lang dần dần. Với vợ - cưới cho nó bớt “nổi loạn” đi. Với con gái - chị dâu mày xinh lắm, hơn những đứa mày giới thiệu. Với cháu rể - cháu dò xem nó quan hệ với con nào chưa, nông sâu thế nào. Và với tôi - ôi, phòng con trai đẹp quá, bố sơn màu hồng nhé, màu của hạnh phúc đấy... Tôi chẳng hiểu ông muốn gì, còn ông thì cứ như nhà hùng biện. Trông trẻ ra mấy tuổi ? Tới bữa ăn, ông trịnh trọng tuyên bố : Con sắp lấy vợ! Tôi suýt nghẹn. Tôi không muốn nghe thấy gì nữa, bởi chỉ một từ ông nói ra thôi cũng làm cho tôi ngượng ngùng khắp các tế bào cơ thể. Tôi bỏ đi. Không có một cơ hội nào cho cô ta và câu chuyện của bố tôi suốt một năm trời.
4. Vào lúc này đây, tôi muốn có em mãnh liệt. Em thương yêu ạ! Kể cả đang học cũng lấy. Mấy thằng anh tôi chơi còn lấy vợ từ năm thứ hai ĐH có sao đâu. Nhưng tôi sẽ một mình tìm đến chứ chẳng cần phải ai đưa đẩy cả. Em rể bảo, đúng là cô ta xinh thật. Em đã tận mắt nhìn thấy ảnh cô ta gửi ra. Em còn nghe cả điện thoại nữa, giọng nói dịu dàng, cô ta gọi cậu mợ bằng “bố mẹ” và hỏi anh đang làm gì, ở đâu. Hình như cô ta gọi điện thường xuyên thì phải. “Anh không ngượng nữa à ?”, tự nhiên em rể hỏi. “Không! Mày kể tiếp đi”. “Nhưng...” “Kể đi!” Tôi ra lệnh. Nó bảo, nhà cô ta từ Bắc chuyển vào Tây Nguyên làm kinh tế mới. Con nhà gia giáo nhưng nghèo, thi đậu công chức nhưng không có quan hệ, tiền bạc nên phải lên vùng cao dạy học. Khổ, xinh đẹp nhất núi rừng nhưng chẳng yêu được ai, cao thì không có, thấp lại chẳng thông. Có bộ đội ở đấy vào tán nhưng cũng chẳng đi đến đâu cả. à quên, còn có một sĩ quan nữa... “Cái gì?” Tim tôi như bị dao cứa. “Mà không, cũng chưa đi đến đâu. Cậu bảo thế mà”. Tôi thở hắt ra. Không hiểu em rể có đọc được suy nghĩ của mình không. “Em chỉ biết có thế. Một tháng sau khi xây nhà nghe mợ bảo cô ấy vẫn gọi điện”. Tim tôi như bị dao cứa nhát thứ hai. Phũ đến thế là cùng. Không thể phũ hơn được nữa. Mặc dù tôi đã từng rủ bạn gái thích mình đi xem phim, rồi bỏ mặc cô ta tức tưởi đi xe ôm về nhà trước khi vào rạp, nhưng có lẽ vẫn chưa thấm tháp gì so với vụ này. Tôi tưởng một người con gái như thế đã bị “tuyệt chủng”. Chúa ơi! Lương giáo viên miền núi tháng chưa được 300.000đ, không biết cô ta sẽ sống thế nào sau mỗi lần nhấc điện thoại đường dài ra Hà Nội. Bố tôi chỉ biết mỗi chuyện của mình thôi. Chắc ông phải “gà” vào tai cô ta rằng tôi là một vị thánh! Thằng em rể bảo : “Cô ta muốn có hộ khẩu Hà Nội ấy mà”. Tôi gào lên : “Thằng ngu! Lòng dũng cảm và một tấm chân tình đấy! Mày hiểu không ? Bọn con gái, không, đàn bà rồi, hơi thở thực dụng của chúng sống sượng lắm, tao ngửi quen rồi. Cô ấy không phải như vậy!”. “Tùy anh ! Tôi chỉ giúp anh được một việc duy nhất nữa là cái địa chỉ. Con cá sổng là con cá to mất rồi!” Nó đáp chỏng lỏn.
5. Tôi không biết rằng mình chạy hay mình bay ra bưu điện nữa. Tôi sẽ gọi bằng được, dù mẹ đã bảo em lấy chồng rồi. Không. Tôi không tin. Nghiến răng lại rằng không tin. Em, bóng cây kơnia vẫn đứng đấy đợi chờ tôi nhé! Mẹ tôi nói dối ? Bà muốn tôi ngãng chuyện này ra để học nốt đại học. Em nói dối? Em hờn trách tôi và em muốn níu lại những gì đã vượt quá giới hạn tình yêu của một thời con gái. Em nói thật nhưng em chưa cưới ? Không, tôi sẽ giành lại em, dù bất cứ giá nào. Chỉ cần em còn là một cô gái như ngày xưa ấy thôi. Mẹ kiếp cái bưu điện miền núi! Nó xì xà xì xoẹt như bà già tám mươi tuổi bị hen suyễn. Tôi gọi cho em từ sáng tới trưa. Không nhận được một trả lời nào. Tôi gọi những số sau cùng liền tiếp với số của em. Gần như là lục tung cả cái thị trấn ấy rồi. Người ta bảo không biết. Tôi muốn biết! Em là ẩn số nào cho ba câu hỏi ở trên ? Dù thế nào đi nữa, em sẽ xứng đáng với tình yêu của tôi bằng được! Tôi sẽ một mình tìm đến.
*
Tôi với em rể cùng vào Tây Nguyên. Mất nửa ngày đường mới lên được thị trấn nơi em ở. Xuống xe, hít căng một lồng ngực nắng và gió. Tới trường em dạy học, ban giám hiệu kéo ngay tôi vào quán thịt chó. Rưọu và những câu hỏi về bố tôi nó cứ ứ ự nơi cổ họng.Đêm mênh mang. Những bước chân nặng trĩu nhấc tôi đi. Em lặng lẽ ngồi đung đưa chiếc võng dù. Ngọn đèn vàng trong nhà chưa tắt. Tôi ngập ngừng. Em vẫn như trong tưởng tượng. Trái tim của em đã nhận ra tôi. Dù em ngượng ngùng không nói.Em gục đầu vào ngực tôi. Những giọt nước mắt tôi bắt đầu lăn trên má. Em có lỗi lầm gì ? Em đã đợi tôi. Còn tôi đã tự mình đánh mất đi một tấm chân tình. Thôi, tôi không nói nữa. Cả những giọt nước mắt nữa. Em hạnh phúc cơ mà. Tôi cũng chỉ mang được hạnh phúc đến cho em thôi. Em đã có rồi. Vậy thì làm sao trái tim tôi phải thổn thức nữa.
*
Sáng sớm tôi đi. Em đứng bên chồng, cao lớn vạm vỡ. Họ vẫy chào tôi như vẫy chào một người bạn thân thiết trong đời. Tôi cũng thế. Trong ba lô tôi là địa chỉ nhà em, một tấm hình vợ chồng ngày mới cưới và một tấm của cháu bé. Nó bụ bẫm, kháu khỉnh với đôi môi đỏ giống mẹ và cặp mắt đen láy giống bố.
*
Mắt tôi màu nâu, người ta bảo như thế là đa tình. Nhưng tôi nghĩ, có khi không phải. Năm nay tôi mới hăm ba tuổi.
*
Tôi với em rể cùng vào Tây Nguyên. Mất nửa ngày đường mới lên được thị trấn nơi em ở. Xuống xe, hít căng một lồng ngực nắng và gió. Tới trường em dạy học, ban giám hiệu kéo ngay tôi vào quán thịt chó. Rưọu và những câu hỏi về bố tôi nó cứ ứ ự nơi cổ họng.Đêm mênh mang. Những bước chân nặng trĩu nhấc tôi đi. Em lặng lẽ ngồi đung đưa chiếc võng dù. Ngọn đèn vàng trong nhà chưa tắt. Tôi ngập ngừng. Em vẫn như trong tưởng tượng. Trái tim của em đã nhận ra tôi. Dù em ngượng ngùng không nói.Em gục đầu vào ngực tôi. Những giọt nước mắt tôi bắt đầu lăn trên má. Em có lỗi lầm gì ? Em đã đợi tôi. Còn tôi đã tự mình đánh mất đi một tấm chân tình. Thôi, tôi không nói nữa. Cả những giọt nước mắt nữa. Em hạnh phúc cơ mà. Tôi cũng chỉ mang được hạnh phúc đến cho em thôi. Em đã có rồi. Vậy thì làm sao trái tim tôi phải thổn thức nữa.
*
Sáng sớm tôi đi. Em đứng bên chồng, cao lớn vạm vỡ. Họ vẫy chào tôi như vẫy chào một người bạn thân thiết trong đời. Tôi cũng thế. Trong ba lô tôi là địa chỉ nhà em, một tấm hình vợ chồng ngày mới cưới và một tấm của cháu bé. Nó bụ bẫm, kháu khỉnh với đôi môi đỏ giống mẹ và cặp mắt đen láy giống bố.
*
Mắt tôi màu nâu, người ta bảo như thế là đa tình. Nhưng tôi nghĩ, có khi không phải. Năm nay tôi mới hăm ba tuổi.
khoctham
Post a Comment
Chú ý:
- Nhận xét nên viết tiếng việt có dấu.
- Cảm ơn bạn đã đọc bài viết tại www.hannavn.com