Quản lý tài chính gia đình, nuôi dạy con cái, chuyện hòa hợp tình dục, phân chia công việc trong nhà... là những vấn đề mà các đôi uyên ương cần xem xét và thống nhất trước khi quyết định kết hôn.
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để các cặp đôi lên kế hoạch cho đám cưới của mình vào dịp cuối năm. Chắc chắn cô dâu tương lai sẽ có cả một danh sách dài dằng dặc những việc cần kiểm tra lại trước ngày cưới, một ngày quan trọng nhất của cuộc đời bất kỳ cô gái nào. Ai cũng muốn đám cưới sẽ thật hoàn hảo và không có bất kỳ một sai sót nào xảy ra nên mọi việc phải được chuẩn bị thật kỹ càng.
Tuy nhiên các đôi uyên ương thường không mấy để ý đến chuẩn bị tâm lý cho cuộc sống gia đình sau này. Có hàng tá vấn đề sẽ nảy sinh trong cuộc sống sau khi cả hai kết hôn. Vì thế để không bị sốc vì bỡ ngỡ, tốt nhất bạn nên chuẩn bị tâm lý cho mình bằng cách đặt ra những câu hỏi sau đây:
1. Mình sẽ có con và nuôi dạy chúng như thế nào?
Nhìn chung hai bạn sẽ thành một đôi, làm nên một gia đình mới. Vì thế trước khi quyết định về sống chung nên nói chuyện thẳng thắn với nhau, dò hỏi ý kiến xem người bạn đời của mình thích bao nhiêu đứa con, hai vợ chồng sẽ chăm sóc chúng thế nào và lo cho gia đình ra sao? Có thuê người giúp việc không? Nhất là các đôi không cùng niềm tin tôn giáo nên thống nhất ngay từ đầu sẽ cho con theo tín ngưỡng của cha hay mẹ...
Ảnh minh họa: Fox. |
2. Làm thế nào để quản lý nguồn tài chính gia đình?
Để tránh mâu thuẫn trong vấn đề tiền bạc, bạn cần phải xác định rõ những tài sản cá nhân nào của mình sẽ được gộp chung khi cưới, ai là người thanh toán những hóa đơn sinh hoạt gia đình, những khoản chi tiêu cần phải cân nhắc, giới hạn khoản tiền được sử dụng riêng, khi nào cần phải tham khảo ý kiến của người kia...
Ngoài ra, hai bạn cũng cần bàn thảo với nhau về cách tiết kiệm tiền như thế nào, mục tiêu tài chính của gia đình và cách để đạt đến mục tiêu đó. Bạn sẽ lập một tài khoản chung hay là chia ra nhiều tài khoản? Mỗi người sẽ có một khoản chi tiêu riêng hay không? Nếu có thì tối đa bao nhiêu?
3. Bạn sẽ sử dụng khoảng thời gian rảnh rỗi như thế nào?
Khi có thời gian rảnh hoặc kỳ nghỉ, hai bạn sẽ làm gì, đi chơi cùng nhau hay đi riêng? Bạn sẽ tiếp tục dành thời gian cho bạn bè như thời độc thân hay sẽ đi cùng người bạn đời của mình?
4. Chuyện hòa hợp tình dục
Đây là điều tế nhị nhưng cũng cần phải có sự thống nhất khi đã nên vợ chồng. Hai
bạn sẽ thường quan hệ tình dục hay trừ một số trường hợp ngoại lệ? Khi nào là thời gian tốt nhất làm chuyện đó? Làm thế nào để duy trì sự hòa hợp tình dục khi đời sống vợ chồng trở nên nhàm chán? Hai bạn sẽ thống nhất cùng nhau chia sẻ về ý nghĩa và ham muốn tình dục như thế nào? Có ranh giới nào cho sự thân mật không?
5. Phân chia công việc nhà
Việc nhà sẽ được thống nhất một người làm là chính, hay hai người cùng chia nhau: Nếu người kia nấu nướng, người này sẽ rửa chén, xoong chảo... Ai sẽ là người đảm bảo trật tự, nội thất, cũng như bảo dưỡng ngôi nhà, ai sẽ cắt cỏ, đổ rác? Con cái sẽ giúp bạn một tay để làm việc nhà và sẽ cho chúng tiền tiêu vặt chứ? Gánh nặng gia đình bạn sẽ phân chia ra sao?
6. Làm gì để có thể giữ mối giao thiệp rộng như thời độc thân?
Bạn muốn sau khi có vợ mà vẫn có thời gian dành cho các mối quan hệ làm ăn, bạn bè như thời còn độc thân. Vậy bạn cần xem xét mình nên làm gì để đảm bảo vừa giữ được các mối quan hệ tốt như thời còn độc thân mà vừa chăm sóc tốt cho gia đình và luôn đặt gia đình lên vị trí hàng đầu? Nếu có phát sinh mâu thuẫn, làm thế nào để xử lý những cuộc xung đột một cách thỏa đáng?
7. Bạn có phiền toái nào từ người bạn đời không?
Bạn hãy tự hỏi xem có điều gì người ấy làm bạn phiền lòng? Điều gì bạn làm cho chồng hoặc vợ tương lai của mình phiền lòng? Khi bạn biết rằng những thói quen hay hành vi của bạn làm phiền người ấy thì bạn sẽ sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người kia để sửa đổi, đồng thời bạn sẽ nói cho người ấy biết cảm giác của mình chứ?
Bên cạnh đó, hai bạn cũng cần thống nhất với nhau về những vấn đề của phía nội và đằng ngoại. Mỗi khi có chuyện gì xảy ra, cả hai sẽ bàn bạc với nhau dù cho việc ấy có thể làm hỏng cuộc hôn nhân của bạn chứ?
Khi cân nhắc kỹ những vấn đề trên, bạn sẽ có cho mình những câu trả lời thật thỏa đáng. Hôn nhân không phải là bến đỗ của tình yêu mà chỉ đơn giản là bắt đầu một cuộc hành trình mới với những thử thách mới. Việc cân nhắc và tiên liệu thật kỹ những trở ngại có thể gặp trên đường đi sẽ giúp bạn có một cuộc hôn nhân mỹ mãn
VNE
Post a Comment
Chú ý:
- Nhận xét nên viết tiếng việt có dấu.
- Cảm ơn bạn đã đọc bài viết tại www.hannavn.com