Có những sai lầm khi cho con ngủ mà hầu hết các ông bố bà mẹ đều cho là bình thường nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ.
1. Cho con ngủ cùng
Nhiều bà mẹ có thói quen cho con ngủ cùng giường vì nghĩ như vậy sẽ có thể quan tâm và chú ý tới bé nhiều hơn. Thực tế, đây là thói quen sai lầm bởi việc cho bé ngủ cùng sẽ mang lại nhiều tác hại hơn.
Khi trẻ nằm cùng người lớn, trẻ sẽ có nguy cơ bị đè hoặc bị người lớn chèn ép dẫn đến những vấn đề lớn về sức khỏe. Ngoài ra, khi ngủ, người lớn thở ra một lượng lớn carbon dioxide, lượng khí này sẽ khuếch tán xung quanh môi trường ngủ của trẻ khiến trẻ khó mà nhận được không khí trong lành. Điều này sẽ khiến trẻ ngủ chập chờn không ngon giấc, thường hay giật mình và quấy khóc lúc nửa đêm.
Ngoài ra, chiếc giường ngủ của người lớn có thể chứa nhiều vi khuẩn dễ dàng lây truyền khiến trẻ bị nhiễm bệnh. Việc người lớn bế trẻ chuyền tay trong quá trình trẻ ngủ cũng khiến trẻ tỉnh giấc và ngủ không sâu.
Không nên cho con ngủ cùng cha mẹ vì ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. (Ảnh minh họa)
2. Cho con ngủ thành nhiều giấc nhỏ trong ngày
Ngủ đầy đủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và tăng trưởng của trẻ nhỏ. Trong quá trình ngủ, một lượng lớn hormone sẽ được tiết ra giúp kích thích hệ thống miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ. Đây chính là lý do vì sao mà các bác sĩ khuyên nêncho con ngủ liền giấc và ngủ đủ thời gian.
Vậy nhưng có một số ông bố và bà mẹ lại cho rằng, con có thể ngủ thành nhiều giấc ngủ trong ngày, miễn sao là tổng thời gian ngủ vẫn đảm bảo là được. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm bởi chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ có được giấc ngủ sâu thì hormone tăng trưởng sẽ tiết ra nhiều hơn giúp tăng cường chức năng miễn dịch, đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển chức năng của não trẻ. Ngược lại, một giấc ngủ chập chờn, không sâu có thể khiến trẻ tăng trưởng chậm và giảm khả năng miễn dịch, giảm trí nhớ và gặp vấn đề về tâm lý, tình cảm.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì tỷ lệ tăng trưởng ở trẻ nhỏ sẽ tốt hơn gấp 3 lần nếu trẻ có được giấc ngủ sâu. Nguyên nhân chính là vì khi ngủ say, lượng hormone tăng trưởng giúp thúc đẩy xương, cơ, các mô liên kết và sự tăng trưởng nội tạng. Vì vậy, cho trẻ có được một giấc ngủ ngon không chỉ giúp trẻ nghỉ ngơi mà còn thúc đẩy sự phát triển về thể chất.
3. Khi trẻ tỉnh giấc lúc nửa đêm, nên nhẹ nhàng vỗ về an ủi
Nếu trẻ tỉnh giấc lúc nửa đêm, các bậc cha mẹ thường có thói quen nhẹ nhàng vỗ về an ủi con ngay lập tức để mong trẻ mau quay trở lại với giấc ngủ. Điều này là không nên bởi lẽ nếu thường xuyên làm như vậy, người lớn sẽ không tập cho trẻ thói quen tự ru mình vào giấc ngủ.
4. Con ngủ ngáy là chuyện bình thường!
Con ngủ ngáy đôi khi chính là dấu hiệu cho biết con đang không được khỏe. Ngủ ngáy có thể làm suy giảm chất lượng giấc ngủ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trí thông minh. Sự gián đoạn hơi thở có thể gây ra chứng rối loạn giấc ngủ và thời gian ngủ của trẻ.
Trong quá trình trẻ ngủ, não sẽ tiết ra hormone tăng trưởng thúc hỗ trợ hệ thống cơ thể. Trẻ ngủ ngáy khiến giấc ngủ gián đoạn, thậm chí là chậm phát triển chiều cao.
Giấc ngủ ngon sẽ giúp bé phát triển toàn diện, đặc biệt là chiều cao. (Ảnh minh họa)
5. Để con ngủ bất cứ khi nào con muốn
Có đến 90% phụ huynh nghĩ rằng, để trẻ ngủ vào bất cứ thời gian nào trong ngày cũng được. Thực tế, vào ban ngày trẻ chơi đùa và tốn nhiều năng lượng. Bởi vậy, giấc ngủ vào ban đêm sẽ rất có lợi cho sự phát triển của cơ thể. Nếu ban ngày cho con ngủ nhiều thì ban đêm trẻ sẽ không ngủ, làm suy giảm hoạt động của não và khiến tinh thần trẻ không tốt. Trẻ sẽ thường xuyên cáu kỉnh và quấy khóc.
6. Thời gian ngủ của con không giống nhau mỗi ngày
Trong thực tế, ở mỗi độ tuổi khác nhau, nhu cầu về giấc ngủ của trẻ cũng không hề giống nhau. Sự khác nhau này có thể xảy ra ở mỗi cá nhân.
Về nguyên tắc, khi trẻ ăn ngủ tốt và trẻ không gặp vấn đề về tiêu hóa thì sẽ tăng cân đều đặn. Tuy nhiên nếu người lớn cho trẻ ăn nhiều nhưng thời gian ngủ không đảm bảo, ví dụ ở trẻ sơ sinh cần thời gian ngủ là từ 16 đến 18 giờ. Tuy nhiên, mỗi ngày trẻ chỉ được ngủ có 12 tiếng thì quá trình phát triển ở trẻ chắc chắn sẽ bị gián đoạn.
7. Ôm con khi ngủ
Khi được ôm, trẻ sẽ có cảm giác an toàn và cũng dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ gây ra sự phụ thuộc và trẻ sẽ càng khó ngủ khi phải nằm một mình.
Vì vậy khi cho con ngủ, cha mẹ không nên ôm con để rèn cho trẻ tính tự lập.
Nhiều bà mẹ có thói quen cho con ngủ cùng giường vì nghĩ như vậy sẽ có thể quan tâm và chú ý tới bé nhiều hơn. Thực tế, đây là thói quen sai lầm bởi việc cho bé ngủ cùng sẽ mang lại nhiều tác hại hơn.
Khi trẻ nằm cùng người lớn, trẻ sẽ có nguy cơ bị đè hoặc bị người lớn chèn ép dẫn đến những vấn đề lớn về sức khỏe. Ngoài ra, khi ngủ, người lớn thở ra một lượng lớn carbon dioxide, lượng khí này sẽ khuếch tán xung quanh môi trường ngủ của trẻ khiến trẻ khó mà nhận được không khí trong lành. Điều này sẽ khiến trẻ ngủ chập chờn không ngon giấc, thường hay giật mình và quấy khóc lúc nửa đêm.
Ngoài ra, chiếc giường ngủ của người lớn có thể chứa nhiều vi khuẩn dễ dàng lây truyền khiến trẻ bị nhiễm bệnh. Việc người lớn bế trẻ chuyền tay trong quá trình trẻ ngủ cũng khiến trẻ tỉnh giấc và ngủ không sâu.
Không nên cho con ngủ cùng cha mẹ vì ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. (Ảnh minh họa)
2. Cho con ngủ thành nhiều giấc nhỏ trong ngày
Ngủ đầy đủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và tăng trưởng của trẻ nhỏ. Trong quá trình ngủ, một lượng lớn hormone sẽ được tiết ra giúp kích thích hệ thống miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ. Đây chính là lý do vì sao mà các bác sĩ khuyên nêncho con ngủ liền giấc và ngủ đủ thời gian.
Vậy nhưng có một số ông bố và bà mẹ lại cho rằng, con có thể ngủ thành nhiều giấc ngủ trong ngày, miễn sao là tổng thời gian ngủ vẫn đảm bảo là được. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm bởi chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ có được giấc ngủ sâu thì hormone tăng trưởng sẽ tiết ra nhiều hơn giúp tăng cường chức năng miễn dịch, đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển chức năng của não trẻ. Ngược lại, một giấc ngủ chập chờn, không sâu có thể khiến trẻ tăng trưởng chậm và giảm khả năng miễn dịch, giảm trí nhớ và gặp vấn đề về tâm lý, tình cảm.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì tỷ lệ tăng trưởng ở trẻ nhỏ sẽ tốt hơn gấp 3 lần nếu trẻ có được giấc ngủ sâu. Nguyên nhân chính là vì khi ngủ say, lượng hormone tăng trưởng giúp thúc đẩy xương, cơ, các mô liên kết và sự tăng trưởng nội tạng. Vì vậy, cho trẻ có được một giấc ngủ ngon không chỉ giúp trẻ nghỉ ngơi mà còn thúc đẩy sự phát triển về thể chất.
3. Khi trẻ tỉnh giấc lúc nửa đêm, nên nhẹ nhàng vỗ về an ủi
Nếu trẻ tỉnh giấc lúc nửa đêm, các bậc cha mẹ thường có thói quen nhẹ nhàng vỗ về an ủi con ngay lập tức để mong trẻ mau quay trở lại với giấc ngủ. Điều này là không nên bởi lẽ nếu thường xuyên làm như vậy, người lớn sẽ không tập cho trẻ thói quen tự ru mình vào giấc ngủ.
4. Con ngủ ngáy là chuyện bình thường!
Con ngủ ngáy đôi khi chính là dấu hiệu cho biết con đang không được khỏe. Ngủ ngáy có thể làm suy giảm chất lượng giấc ngủ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trí thông minh. Sự gián đoạn hơi thở có thể gây ra chứng rối loạn giấc ngủ và thời gian ngủ của trẻ.
Trong quá trình trẻ ngủ, não sẽ tiết ra hormone tăng trưởng thúc hỗ trợ hệ thống cơ thể. Trẻ ngủ ngáy khiến giấc ngủ gián đoạn, thậm chí là chậm phát triển chiều cao.
Giấc ngủ ngon sẽ giúp bé phát triển toàn diện, đặc biệt là chiều cao. (Ảnh minh họa)
5. Để con ngủ bất cứ khi nào con muốn
Có đến 90% phụ huynh nghĩ rằng, để trẻ ngủ vào bất cứ thời gian nào trong ngày cũng được. Thực tế, vào ban ngày trẻ chơi đùa và tốn nhiều năng lượng. Bởi vậy, giấc ngủ vào ban đêm sẽ rất có lợi cho sự phát triển của cơ thể. Nếu ban ngày cho con ngủ nhiều thì ban đêm trẻ sẽ không ngủ, làm suy giảm hoạt động của não và khiến tinh thần trẻ không tốt. Trẻ sẽ thường xuyên cáu kỉnh và quấy khóc.
6. Thời gian ngủ của con không giống nhau mỗi ngày
Trong thực tế, ở mỗi độ tuổi khác nhau, nhu cầu về giấc ngủ của trẻ cũng không hề giống nhau. Sự khác nhau này có thể xảy ra ở mỗi cá nhân.
Về nguyên tắc, khi trẻ ăn ngủ tốt và trẻ không gặp vấn đề về tiêu hóa thì sẽ tăng cân đều đặn. Tuy nhiên nếu người lớn cho trẻ ăn nhiều nhưng thời gian ngủ không đảm bảo, ví dụ ở trẻ sơ sinh cần thời gian ngủ là từ 16 đến 18 giờ. Tuy nhiên, mỗi ngày trẻ chỉ được ngủ có 12 tiếng thì quá trình phát triển ở trẻ chắc chắn sẽ bị gián đoạn.
7. Ôm con khi ngủ
Khi được ôm, trẻ sẽ có cảm giác an toàn và cũng dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ gây ra sự phụ thuộc và trẻ sẽ càng khó ngủ khi phải nằm một mình.
Vì vậy khi cho con ngủ, cha mẹ không nên ôm con để rèn cho trẻ tính tự lập.
Afamily
Post a Comment
Chú ý:
- Nhận xét nên viết tiếng việt có dấu.
- Cảm ơn bạn đã đọc bài viết tại www.hannavn.com